🤑 Còn ưu đãi nào hời hơn thế. Hãy nhanh tay nhận ngay ưu đãi GIẢM 60% ngày Thứ Sáu Đen trước khi hết hạn….NHẬN ƯU ĐÃI

Đâu là 10 thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới?

Ngày đăng 17:20 06/06/2017
Cập nhật 21:35 07/06/2017
Đâu là 10 thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới?

Vietstock - Đâu là 10 thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới?

Đáng chú ý, một thương hiệu của Trung Quốc lọt top 10 thương hiệu giá trị nhất

Công ty công nghệ Tencent – có trụ sở ở Thâm Quyến – đã lọt vào top 10 thương hiệu giá trị nhất theo bảng xếp hạng của BrandZ, CNNMoney cho hay.

Thông thường, bảng xếp hạng top 10 hàng năm của BrandZ đều được khỏa lấp bởi các công ty Mỹ với khả năng tiếp cận trên toàn cầu, qua đó làm việc một công ty Trung Quốc lọt vào danh sách này trở nên đáng chú ý hơn cả.

 

Tencent là một công ty chuyên về các trò chơi trực tuyến phổ biến, các ứng dụng, dịch vụ tin nhắn tức thời và thanh toán trực truyến. Với lượng vốn hóa thị trường là 330 tỷ USD, Tencent còn đáng giá hơn cả ngân hàng có giá trị cao nhất của Mỹ là JPMorgan Chase.

Sau đây là bảng xếp hạng 10 thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới:

1. Google

Google vẫn là thương hiệu có giá trị cao nhất trên thế giới, qua đó đánh dấu lần thứ 7 được vị trí đầu bảng trong 11 năm vừa qua.

Giá trị thương hiệu tăng lên hơn 245 tỷ USD, tức vọt 7% so với năm 2016.

Thương hiệu Google gắn liền với các nghiên cứu sáng tạo, xe hơi không người lái và dịch vụ trực tuyến hữu ích như Google Drive, Google Docs và Google Maps.

Điểm cộng: Công ty liên tục lọt vào danh sách nhà tuyển dụng hàng đầu trên thế giới.

 

2. Apple

Giá trị thương hiệu của Apple đã tăng thêm 3% lên 235 tỷ USD, qua đó giúp Apple đạt được ngôi vị thứ 2 trong bảng xếp hạng. Thế nhưng, thương hiệu này đã đánh mất một chút sự rực rỡ kể từ năm 2015 khi Apple đứng đầu bảng xếp hạng của BrandZ.

Bà Doreen Wang, Giám đốc toàn cầu của BrandZ cho biết tốc độ đổi mới của Apple trong năm qua không nhanh bằng Google hoặc Amazon.

Bảng xếp hạng của BrandZ dựa nhiều vào sự nhìn nhận của người tiêu dùng. Nếu người dân không nhận thấy Apple đang cải tiến thì giá trị thương hiệu sẽ giảm sút.

3. Microsoft

Microsoft đứng ở vị trí thứ 3 trong 3 năm liên tiếp. Giá trị thương hiệu đã tăng 5% lên 143 tỷ USD.

“Từ khóa chính là Microsoft Cloud”, bà Wang cho biết. Ông cũng là người cho rằng thành công của lĩnh vực đám mây (cloud) và lĩnh vực dịch vụ kinh doanh của Microsoft đã góp phần cải thiện nhân thức của người tiêu dùng về thương hiệu này.

Microsoft tạo ra gần 1/3 doanh thu và 40% lợi nhuận hoạt động từ hoạt động kinh doanh “Intelligent Cloud” (tạm dịch Đám mây Thông minh”).

Nhà đầu tư tỏ rõ sự phấn khích với Microsoft với việc cổ phiếu công ty này vọt 16% kể từ đầu năm 2017.

4. Amazon

Amazon đã bứt phá mạnh mẽ trong năm vừa qua và giá trị thương hiệu nhảy vọt 41% lên 139 tỷ USD.

“Bất cứ nơi nào khách hàng tới thì Amazon sẽ ở đó”, bà Wang cho biết. “Tại thời điểm này, đây là một chiến lược đúng đắn”.

Ông lớn bán lẻ cung cấp hàng loạt dịch vụ như: mua sắm trực tuyến, giao hàng tạp hóa, điện toán đám mây cũng như giải trí. Chưa hết, Amazon còn ra sức phát triển các dịch vụ về trí tuệ nhân tạo và trợ lý kỹ thuật số cá nhân mang tên Alexa.

Nhà đầu tư cũng quan tâm đến cổ phiếu này, cụ thể giá cổ phiếu vọt 34% kể từ đầu năm 2017.

5. Facebook

Thương hiệu Facebook tiếp tục có thành quả lạc quan, bất chấp các vụ bê bối trong thời gian gần đây.

Những người dùng nghĩ đến Facebook như là một ứng dụng thân thiện và hữu ích, Wang cho biết. Điều này đã thuyết phục những nhà quảng cáo tiến hành trên nền tảng Facebook, và người dùng dường như cũng không để tâm đến sự phát triển của nội dung được quảng cáo, bà cho biết.

Giá trị thương hiệu của Facebook vọt 27% trong năm qua và chạm mức 130 tỷ USD.

6. AT&T

Ông lớn viễn thông AT&T đã xuất hiện trong bảng xếp hạng trong 7 năm liên tiếp và giá trị thương hiệu đã bứt phá 65% trong thời gian đó. Hiện giá trị thương hiệu ở mức 115 tỷ USD.

“AT&T dần trở thành một thương hiệu năng động hơn và tích cực giao tiếp với người tiêu dùng”, bà Wang cho biết.

Công ty đang cố gắng hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty Time Warner – thương hiệu trị giá khoảng 109 tỷ USD bao gồm cả nợ. Nếu vụ mua bán thành công thì đây sẽ là một trong những thương vụ thâu tóm lớn nhất mọi thời đại.

7. Visa

Visa là một công ty Mỹ được nhận biết trên toàn thế giới.

Giá trị thương hiệu của Visa đã tăng 10% lên mức 111 tỷ USD trong năm nay.

Thương hiệu này đã bứt phá sau khi Costco chấm dứt mối quan hệ với American Express trong năm 2016 và chuyển sang Visa và Citigroup. Hàng triệu thẻ Costco AmEx trước đây đã được chuyển sang thẻ Visa và Citi.

 

8. Tencent

Được dẫn dắt bởi CEO "Pony" Ma Huateng, Tencent thực sự là một ông lớn tại Trung Quốc – nơi công nghệ nền tảng WeChat của công ty này được sử dụng trong tất cả mọi thứ từ nhắn tin cho đến đặt phòng karaoke.

BrandZ cho biết sự gia tăng sử dụng WeChat đã đẩy Tencent lọt vào top 10 thương hiệu đáng giá nhất lần đầu tiên trong lịch sử. Giá trị thương hiệu đã nhảy vọt 27% lên 108 tỷ USD.

Công ty Trung Quốc khác cũng từng lọt vào bảng xếp hạng này là China Mobile, nhưng rồi sau đó mất hút kể từ năm 2013.

Tencent đang ấp ủ hy vọng tránh khỏi số phận của China Mobile bằng cách mở rộng ra toàn thế giới. Trong tháng trước, Tencent đã công bố kế hoạch thiết lập một phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Seattle.

“Ngay lúc này đây, họ đang rất háo hức để mở rộng vượt ra khỏi Trung Quốc”, bà Wang cho biết.

9. IBM

IBM đã được thêm vào bảng xếp hạng kể từ năm 2006.

Trong năm nay, thương hiệu này có giá trị 102 tỷ USD, tức tăng 18% so với năm 2016.

Công ty đã tăng cường thu hút người tiêu dùng thông qua việc phát triển chương trình trí tuệ nhân tạo có tên là Watson.

“Watson là bộ mặt của sự chuyển đổi của công ty”, bà Wang cho hay.

 

 

10. McDonald's

McDonald là thương hiệu “phi công nghệ” duy nhất được lọt vào danh sách top 10 trong năm nay.

Giá trị thương hiệu này đã gia tăng nhanh chóng nhờ việc đưa ra nhiều lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra nhiều lựa chọn lấy cảm hứng từ địa phương ở những nơi như Trung Quốc và Ấn Độ.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.